{SLIDE}

Ngón tay cò súng

Thứ năm, 24/01/2019 - 08:50 AM
Ngón tay cò súng

1Ngón tay cò súng là gì?

Ngón tay cò súng, hay còn gọi là ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị “cứng” khi vận động. Thường là gập ngón tay lại khó hoặc mở ra khó, hoặc khó ở cả hai tư thế gập và duỗi. Bệnh thường vô căn hoặc sau chấn thương, gây viêm gân và bao gân gập xảy ra ở vị trí ròng rọc A1 của ngón tay. Tình trạng này khiến cho gân sưng lên, đau đớn khi gắng sức và tạo thành “nốt” gân, trong khi ròng rọc A1 không dãn nở được, nên gây ra tình trạng kẹt gân khi đi qua ròng rọc A1.

2Triệu chứng ngón tay cò súng

Bệnh thường xuất hiện ở ngón 1 và ngón 4. Tuy nhiên, tất cả các ngón tay đều có khả năng bị ngón tay cò súng vì mỗi ngón đều có 1 bao gân riêng. Các ngón có thể bị cùng một lúc, hoặc bị lần lượt từng ngón cho cả hai bàn tay. Thông thường bệnh diễn tiến qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thường có biểu hiện viêm, nên triệu chứng đau khi vận động ngón tay là chủ yếu mà không có hiện tượng kẹt ngón, có thể kèm theo sưng nhẹ ở ngang mức khớp bàn ngón tay (nếp gấp xa ở lòng bàn tay). Khi ấn vào vị trí này bệnh nhân sẽ rất đau. Nếu bệnh nhân tự ý thoa bóp dầu nóng, hay rượu cồn…sẽ kích thích hiện tượng viêm bùng phát dữ dội hơn, và sẽ gây đau nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Người bệnh có thể sờ thấy có một chỗ u (nốt gân) lồi lên ở mặt lòng bàn tay ngay chỗ ngón bị đau. Dấu hiệu của bệnh rõ ràng nhất khi người bệnh rất khó khăn khi gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra. Khi người bệnh cố gắng gập ngón tay lại hoặc duỗi ra, ngón tay sẽ bật ra như lò xo hoặc bất ngờ gập mạnh lại như tư thế bóp cò súng. Ngón tay thường có khuynh hướng cứng hoặc kẹt sau khi mới ngủ dậy vào buổi sáng, sau một lúc vận động thì ngón tay mềm ra.

Giai đoạn 3: Nếu không được điều trị thì nó trở nên nặng hơn, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo ra khi ngón tay đó bị kẹt. Trong trường hợp nặng thì ngón tay không thể gập vào được nữa ngay cả khi có sự trợ giúp vì nếu cố gắng dùng tay kia để đẩy gập vào sẽ rất đau.

3Nguyên nhân ngón tay cò súng

- Bẩm sinh: được phát hiện khi bác sĩ lâm sàng khám tổng quát một trẻ sơ sinh, để tầm soát các dị tật, bao gồm cả tật bật ngón và trật khớp háng bẩm sinh

- Chấn thương: có thể có một chấn thương rõ ràng hoặc các vi chấn thương lặp đi lặp lại do công việc, sinh hoạt, và lao động phải sử dụng nhiều 2 bàn tay, thường xuyên phải gồng sức các ngón tay.

- Mắc phải: sự chít hẹp xảy ra với nguyên nhân chưa được biết rõ, khi không thuộc hai trường hợp trên

- Ngoài ra, rối loạn nhiễm sắc thể Trisomy 18, gây tật bật ngón, gặp ở nhiều ngón và thường xảy ra 2 bên.

- Yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh:

+ Một số ngành nghề phải sử dụng nhiều 2 bàn tay, gồng sức các ngón tay...

+ Một số bệnh lý: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp.

+ Giới tính: bệnh gặp nhiều ở nữ hơn.

4Điều trị ngón tay cò súng

Điều trị bảo tồn: bằng nhiều phương pháp phối hợp như đeo nẹp ngón tay; hạn chế cử động ngón đồng thời tập vật lý trị liệu bàn tay, chườm lạnh vị trí đau, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêm corticoids…và được theo dõi định kì bởi bác sĩ chuyên khoa. Tỉ lệ thành công của phương pháp từ 50% đến 60%. Các trường hợp thất bại sau 3 tháng điều trị sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật: Các phẫu thuật viên có thể chọn mổ mở (phải rạch da và khâu da) hoặc cắt kín (không cần rạch da) ròng rọc A1 bằng kim 18G. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật là 100% theo tất cả các nghiên cứu từ trước đến nay. Tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật được báo cáo là rất thấp.

Nghỉ ngơi.

Tránh ít nhất 3 đến 4 tuần, không nên cầm nắm chặt, không nên làm những máy rung.

Tập vật lý trị liệu.

5Phòng ngừa ngón tay cò súng

Cách tốt nhất để phòng bệnh vẫn là thường xuyên tập thể dục, co duỗi các khớp ngón tay như bài tập bên trên. Tránh tiếp xúc bàn tay lâu trong môi trường nhiệt độ thấp, gồng sức lâu, máy khoan, rung… Vì đây là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ngón tay cò súng.

Ngón tay cò súng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ và những người phải làm các công việc sử dụng co duỗi ngón tay nhiều như đánh máy, thợ may... Ngoài ra, một số bệnh kèm theo như đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi các biện pháp điều trị bằng thuốc và tập luyện không cải thiện được bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật rạch bao gân. Đây là một phẫu thuật nhỏ và khá an toàn.

(Hình ảnh tổng hợp từ effectiveremedies.com, akufisio.blogspot.com, pianominhthanh.vn, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Cơ, Xương khớp liên quan

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC MỸ CHÂU
CSKH: 352 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocmychau.com
Tel: 0899.79.1368

© Bản quyền thuộc về nhathuocmychau.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhà Thuốc Mỹ Châu chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899791368

Back to top